Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12: P 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12: P 8
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài 1:NHỮNG BIẾN CHUYỂN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
TỪ 1919-1930

Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?
  a/. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
  b/. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
  c/. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN
  d/.Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
  a/. Công nghiệp chế biến
  b/. Nông nghiệp và khai thác mỏ
  c/. Nông  nghiệp và thương nghiệp
  d/. Giao thông vận tải
Câu 3: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là:
  a/. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa
  b/. Tăng cường đầu tư thu lãi cao
  c/. Đầu tư hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ
  d/. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng
Câu 4: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở VN?
  a/. Cột chặt nền kinh tế VN lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp
  b/. Biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hoá do Pháp sản xuất
  c/. Biến VN thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp
  d/. Câu a, b đều đúng
Câu 5: Tác động của chương trình khai thác lần II đến kinh tế VN là:
  a/. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ
  b/. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp
  c/. Nền kinh tế VN lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp
  d/. VN trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách chính trị của Pháp ở VN là:
  a/. Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản Việt
  b/. Thi hành chính sách chuyên chế, thâu tóm mọi quyền hành trong tay
  c/. Đàn áp phong trào Cách mạng
  d/. Cả a, b, c
Câu 7: Chính sách văn hoá - giáo dục Pháp thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích gì?
  a/. Đào tạo đội ngũ trí thức ở VN để đưa sang Pháp
  b/. "Khai hoá" văn minh cho dân tộc ta
  c/. Nô dịch, đồi trụy nhân dân ta
  d/. Tất cả câu trên đều sai
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng VN?
  a/. Công nhân                                                                           b/. Nông dân
  c/. Tiểu tư sản                                                                          d/. Tư sản dân tộc
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới I, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng VN?
  a/. Công nhân và tư sản                                                           b/. Nông dân và địa chủ
  c/. Nhân dân VN với thực dân Pháp                                       d/. Địa chủ và tư sản
Bài 2:  PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ?
  a/.Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu
  b/. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn
  c/. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
  d/. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
  a/. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay
  b/. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
  c/. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
  d/. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
  a/. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa
  b/. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp
  c/. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng VN
  d/. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam
Câu 4:Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:
  a/. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
  b/. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản
  c/. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội
  d/. Đi từ  chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản
Câu 5: Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?
  a/. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  b/. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN
  c/. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở VN
  d/. Quá trình chuẩn bị để thực hiện chủ trương "Vô sản hoá" để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN
Câu 6: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
  a/. Từ chủ nghĩa yêu nước đền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
  b/. Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
  c/. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản
  d/. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 7: Chọn sự kiện ở cột A cho phù hợp với cột B sau đây:
A
B
1.Phan Bội Châu 2.Phan Châu Trinh 3.Phạm hồng Thái 4.Nguyễn Ái Quốc
a.Bản án chế độ thực dân Pháp. b.Mưu sát toàn quyền Mac lanh. c.Khởi xướng phong trào Đông Du. d.Thực hiện chủ trương cải cách dân chủ. e.Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái. g.Tìm con đường cứu nước - sang phương Tây

Câu 8: Xác định những sự kiện chính cho phù hợp với mốc thời gian ngày, tháng, năm sau đây:

Thời gian
Sự kiện
5/6/1911

Tháng 7/1920

Tháng 12/1920

Tháng 6/1925

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét