Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Thời gian làm bài 180 phút)

ĐỀ THI  HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Thời gian làm bài 180 phút)
Câu 1:(3đ)
          Em  hiểu thế nào là lạm phát?Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát?Hậu quả                                        của lạm phát?
 Câu 2/ (6 đ)
             Trong giờ thảo luận vai trò của pháp luật đối với công dân .
     Hùng cho rằng : “ pháp luật toàn là những điều cấm đoán ,có pháp luật sẽ không có tự do”.
   Anh (chị) cho biết quan điểm của mình về ý kiến trên ?

Câu 3/ (3đ)
        Anh Hoà (20 tuổi) đi xe máy trên đường bị một cành cây gãy rơi xuống làm Anh không tự chủ được tay lái ,nên cả người và xe ngã trên đường .Chị Lệ đi xe máy phía sau đâm vào xe của anh Hoà và  bị ngã.Xe máy của chị Lệ bị hư hại một số bộ phận và chị Lệ bị thương nhẹ.
        Anh (Chị) hãy xác định  anh Hoà có vi phạm pháp luật không?
       Qua đó anh (chị) cho biết thế nào là hành vi vi phạm pháp luật?
        Nêu các dấu hiệu  của vi phạm pháp luật?
Câu 4/(4đ)
      Ở địa phương em tình trạng vứt rác bừa bãi trong thôn xóm đang  khá phổ biến .Là một học sinh-Đoàn viên sống trong địa phương đó, Anh (chị) sẽ hành động như thế nào để góp phần khắc phục tình trạng trên?
Câu 5/(4đ)  Hãy giải bài tập tình huống sau :
          Sắp tốt nghiệp ra trường Tùng luôn mơ ước sẽ trở thành một công nhân cơ khí giỏi ,vì Tùng thấy công việc này phù hợp với khả năng của mình.Tùng  quyết định nộp hồ sơ thi vào một trường đào tạo nghề ở thành phố.Nhưng  khi Tùng trình bày nguyện vọng của mình với Bố Mẹ thì Bố Mẹ Tùng phản đối .Bố Mẹ Tùng yêu cầu Tùng phải nộp đơn thi vào đại học. Vì không đồng ý với yêu cầu của Bố Mẹ nên Tùng đã bị Bố đánh và sẽ không chấp nhận con nếu Tùng không nghe lời .
Hỏi: a/Việc Tùng không vâng lời Bố Mẹ có  vi phạm pháp luật không?
        b/Em  có nhận xét gì về hành vi của Bố mẹ Tùng ?
        c/Nếu Anh(Chị) là Tùng ,anh (chị) sẽ làm gì?

                      ĐÁP ÁN MÔN GDCD LỚP 12         

Câu 1:
3 đ
-Thế nào là lạm phát:
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.

-Nguyên nhân chủ yếu:
Do lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết

-Hậu quả của lạm phát:
+Giá cả của hàng hoá tăng.
+Sức mua của tiền tệ giảm.
+Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+Sự phát triển của nền kinh tế -xã hội bị giảm sút.

- Liên hệ:

0,5đ


0,5đ


(1đ)
0,25
0,25
0,25
0,25


Câu 2:
6 đ
-Quan điểm:   + không đồng ý với ý kiến trên .
                       
                         +Quan điểm của bản thân pháp luật đâu  chỉ là những điều cấm  đoán ,có pháp luật thì mới có tự do.               
-Giải thích:
        * Pháp luật đâu chỉ là những điều cấm đoán (hs cần làm rõ các ý)
+ Pháp luật là những  quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi con người ,các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định ................
+ Pháp luật quy định: những việc  được làm,những việc không được làm,những việc phải làm.
+ Mục đích nhà nước ban hành pháp luật chính là để  quản lý xã hội ,bảo đảm quyền tự do ,dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân . ..
* Có  pháp luật thì mới có tự do(hs cần làm rõ các ý )
+ Pháp  luật là công cụ bảo vệ hữu hiệu quyền công dân ,quyền con nười,bảo vệ trật tự xã hội ,bảo vệ công lý……
+ Pháp luật có  nhiệm vụ bảo  vệ thành quả của cuộc cách mạng XHCN,bảo vệ hệ thống chính trị XHCN Việt Nam .Bảo vệ quyền độc lập dân tộc,tự do  cho nhân dân ,bảo vệ tài sản,tính mạng,danh dự lợi ích của nhân dân….
+ Ở nước ta các quyền cơ  bản của con người về  chính trị ,dận sự,kinh tế, văn hóa… được nhà nước tôn trọng,được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
+ Pháp luật còn xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể,lợi ích công dân .Pháp luật còn ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực  trong đời sống xã hội .Thiết lập và bảo vệ trật tự có lợi chocác quan hệ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc ,bình yên của nhân dân ,vì sự nghiệp xây dựng CNXH trên đất nước ta.
*Liên hệ thực tiễn :
0,5đ





0,5đ

0,5đ

0,5đ


0,5đ

0,5đ



0,5đ


0,5đ






Câu 3:
3 đ
       -   Anh Hoà không vi phạm pháp luật .
Vì anh Hoà không có lỗi trong việc chị Lệ bị thiệt hại.
  -  Vi phạm pháp luật là:
Hành vi trái pháp luật ,có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện ,xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
       -  Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
+ Là hành vi trái pháp luật,xâm hại,gây thiệt hại ….
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi .

0,5đ

1d



0,5đ
0,5đ
0,5đ

Câu 4:
4 đ
Hành động của bản  thân:
+ Vận động kêu gọi các Đồng chí Đoàn viên thanh niên làm vệ sinh thôn xóm, thu gom rác thải.
+ Tuyên truyền để mọi người trong địa phương nhận thấy:
-         Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người…..
-         Việc vứt rác  bừa bãi của mọi ngưới là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm…..
-         Khi môi trường bị ô nhiễn sẽ gây hậu quả đối với xã hội ,đời sống con người….
-         Nêu được một số hậu quả mà con người đang phải  gánh chịu do thực trạng môi trường bị ô nhiễm…
-         Trách nhiệm của mọi người ,nhất là  trách nhiệm của thế hệ trẻ…trong  việc bảo vệ môi trường…
+ Phần liên hệ :-Về các  chính sách nhà nước
                         -Nhận thức và trách nhiệm bản thân















Câu 5:
4 đ
Giải bài tập tình huống:
a/ Việc Tùng không đồng ý với ý kiến của Bố mẹ là không vi phạm pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình quy định quyền bình đẳng giữa các  thành viên trong gia đình.Con có quyền quyết định nghề nghiệp theo đúng khả năng  của mình.
b/ Nhận  xét : Hành vi của Bố Mẹ Tùng là vi phạm pháp luật.
    Khoản 2 điều 34 luật hôn nhân quy định “…..Cha mẹ không được ngược đãi,hành hạ,xúc phạm con…”
      Khoản 2 điều 37 luật hôn nhân và gia đình quy định: “… Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề,quyền  tham gia hoạt động xã hội  của con”
c/ Hướng giải quyết:
-         Thuyết phục  Bố mẹ .
-   Bằng  sức thuyết phục làm cho Bố mẹ hiểu:
+ vào đại học là tốt nhưng không phải ai cũng vào  được.
+ Có nhiều người đã thành đạt trong việc chọn nghề.
+ Khẳng định đó là công việc phù hợp với  bản thân.
+ Bố  mẹ phải tôn trọng  việc chọn nghề của  con đoa là quyền của con đã được  pháp  luật thừa nhận và bảo vệ.













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét