Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Bình đẳng giữa vợ và chồng mang tính xã hội, nghĩa là người phụ nữ có quyền vươn lên về tri thức, địa vị xã hội, việc làm như nam giới. Tuy nhiên, có nhiều người đã hiểu không đúng khái niệm bình đẳng này, dẫn đến tình trạng lộn xộn, lệch lạc trong gia đình cũng như ngoài xã hội...

Bình đẳng giữa vợ và chồng mang tính xã hội, nghĩa là người phụ nữ có quyền vươn lên về tri thức, địa vị xã hội, việc làm như nam giới. Tuy nhiên, có nhiều người đã hiểu không đúng khái niệm bình đẳng này, dẫn đến tình trạng lộn xộn, lệch lạc trong gia đình cũng như ngoài xã hội...

Bình đẳng đâu phải là xoá nhoà ranh giới
Một lần tôi gặp một cô gái mặt hoa má phấn nhưng lại phì phèo điếu thuốc lá trên môi. Thấy tôi ngạc nhiên, cô bảo: " Chú tưởng chỉ nam giới các chú có quyền hút thuốc lá à? Chú hơi lạc hậu đấy. Bây giờ nam nữ bình đẳng rồi chú ạ".
Có lần một vị phụ huynh lớn tuổi tâm sự rằng:" Chán quá anh ạ, sao dạo này ra đường thấy lắm em thanh niên, nhìn xa chẳng biết phân biệt là nam hay nữ nữa. Tóc ngắn giống nhau, cũng quần bò áo phông như nhau. Các em nữ cũng cười nói vô tư, tự nhiên như con trai, thậm chí còn nói tục chửi thề. Vào các quán cà phê tôi còn thấy cả các em nữ uống bia ừng ực, hút thuốc thở khói đằng mũi... Các em bảo đó là quyền nam nữ bình đẳng".
Tưởng các bạn gái mới lớn mới nghĩ vậy, hoá ra nhiều người phụ nữ cùng có quan niệm "bình đẳng" rất độc đáo. Với chủ trương chồng cùng chia sẻ công việc nhà với vợ, một người phụ nữ đã phân công cho người chồng: Anh nấu cơm thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Chị phụ trách bếp núc thứ ba, thứ năm, thứ bẩy. Chủ nhật thì cùng nhau làm.
Nếu hôm nào đến phiên anh trực, anh có bận thì chị làm thay nhưng anh phải làm bù vào ngày hôm sau. Chị là phụ nữ nên đảm đương việc đi chợ, còn anh bảo đảm nhà cửa sạch sẽ. Áo quần thì của ai người ấy giặt, của con cái thì mỗi người giặt một buổi. Không biết có lúc nào đó chị nghĩ rằng, hai vợ chồng chị thay nhau mỗi người phải làm chồng, làm vợ một hôm không? Chắc thế mới là bình đẳng tuyệt đối!
Thật khổ cho một bà mẹ chồng vì khi thấy con dâu say mê lô, đề, bà đã nhắc nhở con. Nào ngờ cô con dâu mắng bà té tát: Sao bà không dạy con bà ấy? Chẳng lẽ con trai bà chơi thì được mà tôi thì không được à? Bây giờ nam nữ bình đẳng rồi, bà đừng mang cái cổ hủ nhà quê ra đây mà nói với tôi nhé!
Bình đẳng đâu phải là ông ăn chả, bà ăn nem!
Trong một ca tư vấn ở Trung tâm tư vấn Tâm lý - Tình cảm, có một phụ nữ đã tâm sự rằng, chồng chị có ngoại tình với một cô gái cùng cơ quan hơn năm nay. Chị đã nói nhiều nhưng anh vẫn chỉ rút vào "hoạt động bí mật", chứ chưa chấm dứt được. Bây giờ chị đã nản, không còn can thiệp vào việc của anh nữa, mặc anh muốn làm gì thì làm. Chị đã có hướng cho mình là cũng cặp bồ với một người đàn ông nào đó cho "khỏi thiệt". Chị bảo :" Phụ nữ chúng tôi thiệt thòi nhiều quá.
Sao chồng mình đã không còn coi mình là cái gì mà chúng tôi lại cứ phải thuỷ chung với họ. Nam nữ bình đẳng rồi, không còn cảnh chồng chúa vợ tôi nữa. Chúng tôi cũng phải nghĩ đến cho mình chứ! Tội gì mà chịu thiệt".
Thế rồi tôi cũng bị chê là cổ hủ, không biết quyền bình đẳng nam nữ khi tôi phân tích cho chị thấy cái tai hại của việc chồng ăn chả, vợ ăn nem. Chị tỏ ra không hài lòng khi tôi không ủng hộ chủ trương của chị mà lại chỉ ra cho chị các cách lôi kéo chồng chị trở lại với gia đình.
Phải hiểu bình đẳng thế nào cho đúng?
Như trên tôi đã nói, bình đẳng nam nữ là thành quả của cuộc đấu tranh xã hội lâu dài, gian khó, vì vậy sự bình đẳng nam nữ mang màu sắc xã hội. Đó là sự bình đẳng của giới nữ so với giới nam trong các vấn đề như cơ hội làm việc, học hành, có địa vị và hưởng thụ.
Cùng một công việc như nhau, nam giới và nữ giới được hưởng thụ ngang nhau, cả nam và nữ đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sức khoẻ, năng lực của mình. Các trường phổ thông và đại học rộng cửa đón nhận cả nam giới và nữ giới nếu như họ có những phẩm chất ngang nhau.
Trong gia đình, hai vợ chồng cùng tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ công việc theo chức năng, cùng có tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như nuôi dạy con cái, chi tiêu, tổ chức vui chơi, giải trí...
Bình đẳng nam nữ không có nghĩa là xoá nhoà ranh giới, không có nghĩa là biến xã hội hay gia đình thành một nơi chỉ có một giới "trung gian". Chúng ta nên nhớ rằng, xã hội hay gia đình tồn tại chính là nhờ có sự hỗ trợ, bổ sung, hấp dẫn lẫn nhau giữa nam và nữ.
Vì vậy để xã hội phát triển tốt đẹp, gia đình êm thấm hoà thuận, ngoài chuyện bình đẳng nam nữ mang màu sắc xã hội, mỗi cá nhân cần phải phấn đấu để "nam ra nam, nữ ra nữ, vợ ra vợ, chồng ra chồng". Mọi sự lệch lạc trong hiểu biết về nội dung của quyền bình đẳng sẽ dẫn đến sự lộn xộn của xã hội và sự méo mó của quan hệ vợ chồng.
Ví dụ:  Bài 2: Thực hiện pháp luật.
Tình huống: Chung đi xe máy qua ngã tư đường phố thì bị một CSGT yêu cầu dừng xe và ghi biên lai sử phạt về hành vi vượt đèn vàng. Chung cho rằng, hành vi của CSGT là hành vi thưc hiện sai pháp luật, còn hành vi của mình là thực hiện đúng pháp luật.
     Trên thực tế, Chung đã vi phạm pháp luật vì đã vượt đèn vàng không đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định: Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sang, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp.
Câu hỏi
1.          Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luật không ? nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ?
2.          Hành vi vượt đèn vàng không đúng quy định của chung là hành vi gì?
3.          Qua tình huống nay em rút ra cho mình bài học gì ?
- Tình huống phải vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể.
- Tình huống cần phải chứa đựng mâu thuẫn.
- Tình huống cần liên hệ với công việc hiện tại, liên quan đến nghề nghiệp tương lai của học sinh.
Ví dụ:  Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tình huống: Anh H cùng giám đốc Công ti vận tải Y thỏa thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó , anh H được nhận vào làm việc tại Công ti này với thời hạn xác định. Thế nhưng, trong hợp đồng lại không ghi rõ anh H sẽ làm việc gì. Theo anh H việc làm như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghị bổ sung về nội dung này. Thế nhưng ông giám đốc thì nhất định không nghe vì ông cho rằng sau này anh H làm gì là thuộc quyền quyết định của ông mà không cần phải gi rõ trong hợp đồng. Thâý vậy anh H  đã từ chối kí hợp đồng.
Câu hỏi
1.          Anh H có quyền gi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không ?
2.          Anh H có quyền thỏa thuận với Giám đốc về những nội dung được ghi trong hợp đồng không ?
- Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều hướng giải quyết.
Ví dụ:  Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tình huống: Tạ Văn B đang tháo khóa xe máy của khách hang thì bị bắt quả tang Hai người bảo vệ xông vào đánh đấm túi bụi rồi thả ra. Thấy vậy, người quản lí cửa hang nói: Đáng lí ra các cậu phải bắt giữu ngay và giải về trụ sở công an mới phải. Khi ấy hai người bảo vệ nói: Nó ăn cắp của khách hang nhà mình thì mình đánh nó là dược rồi, còn bắt nó thì mình không có quyền, vì mình không phải là công an.
Câu hỏi
1.          Hành động của hai người bảo vệ có đúng pháp luật không ?
2.          Trong trường hợp này, pháp luật có cho phép bắt người không?
3.          Nếu là em em sẽ hành động như thế nào ?
- Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có các giải pháp duy nhất đúng.
Ví dụ: Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tình huống: Tại một ngã tư đường phố H chứng kiến một tên trộm đang loay hoay ăn trộm xe máy. Thấy vậy H đã hô lên và đuổi theo để bắt tên trộm, tuy nhiên do khoảng cách khá xa nên tên trộm đã chạy thoát. Hôm sau khi đi chơi H đã gặp lại tên trộm xe máy đó.
Câu hỏi
1.      Khi thấy tên trộm đang loay hoay trộm xe máy. H có được đuổi bắt tên trộm không ? Tại sao ?

2.      Hôm sau khi gặp lại tên trộm , nếu em là H trong trường hợp này em sẽ làm gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét